Vào năm 1993, sóng di động mới phủ ở 4 đô thị là Hà Nội, TP HCM, Biên Hòa và Vũng Tàu, do 2 công ty cung cấp. Giá cước di động trả sau là 8.000 đồng một phút, chưa kể phí thuê bao hàng tháng vào khoảng hơn 200.000 đồng. Để so sánh, giá cước mỗi phút gọi di động ở Việt Nam khi đó là khoảng 0,75 USD, trong khi hiện nay trung bình chỉ khoảng 0,05 USD. Kể cả khi bỏ qua lạm phát, 8.000 đồng cho một phút gọi vào năm 2024 cũng là mức giá gần như không tưởng và chắc chắn không nhiều người dùng hiện nay sẵn sàng chi trả. Mức giá “trên trời”, như mô tả của nhiều đại biểu Quốc hội và báo chí khi đó, là lý do chỉ có 4% người dân Việt Nam đủ điều kiện tiếp cận dịch vụ di động vào đầu những năm 2000.

Tìm ra hướng đi trong khó khăn

“Quyết định rất đúng đắn của Chính phủ cho Viettel ra đời và tham gia vào các hoạt động viễn thông dân sự. Người đầu tiên được hưởng lợi là chính là những người dân Việt Nam. Viettel ra đời, ấn tượng đầu tiên của tôi là làm giảm chi phí viễn thông và tăng thêm khả năng cung cấp”, bà Phạm Chi Lan, từng là thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ nhớ lại về những ngày đầu khi đất nước có thêm sự xuất hiện của Viettel trong ngành viễn thông.

VoIP 178, “ứng dụng OTT” đầu tiên ở Việt Nam do Viettel phát triển vào năm 2000, cho phép gọi điện đường dài với giá rẻ chưa từng có, đã đem lại cho Viettel số vốn khoảng 10 triệu USD để bước chân vào thị trường di động. Thế nhưng, phát triển hạ tầng cho di động là siêu tốn kém và số tiền đó chỉ đủ mua và lắp đặt khoảng 150 trạm BTS. Để mạng di động đi vào vận hành, ở mỗi thành phố cần tối thiểu 50 trạm, với mật độ dân số khi đó. Chưa có tài sản gì trong tay, Viettel cũng không thể vay ngân hàng hàng trăm triệu USD để phát triển hạ tầng. Tuy đã có giấy phép kinh doanh, nhưng dự án bước vào ngành di động của Viettel đứng trước nguy cơ chết yểu vì cạn tiền.

“Vấn đề khi đó là không có tiền, cũng không có tài sản đảm bảo để đi vay”, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông, khi đó là Phó Giám đốc Viettel, kể lại.

Trong một chuyến công tác Thái Lan để học hỏi kinh nghiệm, ông Hùng tìm được một lời khuyên mang tính bước ngoặt từ bà Yingluck Shinawatra, Chủ tịch Tập đoàn viễn thông lớn nhất Thái Lan AIS. Bà Yingluck cho biết, thị trường thiết bị viễn thông 2G khi đó gặp khủng hoảng thừa vì tốc độ phát triển đã chững lại, không còn nhiều công ty viễn thông còn muốn mua thiết bị.

"Bà ấy còn nói đùa rằng bây giờ đi xin người ta cũng cho. Chúng tôi hiểu rằng các nhà sản xuất khi thiếu người mua thì họ chỉ cần duy trì thôi, lợi nhuận thấp hoặc bằng 0 cũng được, và nghĩ ra cách thuyết phục các nhà sản xuất cho mua trả chậm”, ông Hùng kể lại.

Ngay sau cuộc gặp, ông Hùng gọi về nước xin ý kiến Giám đốc Viettel khi đó, Trung tướng Hoàng Anh Xuân đề xuất mua 5.000 trạm BTS trả chậm và nhận được câu trả lời: “Chơi luôn!”.

“Quyết định được đưa ra rất nhanh, nhưng dựa trên những hiểu biết về thị trường và công nghệ. Chúng tôi biết rằng Việt Nam mới có 4% người dân sử dụng điện thoại di động, biết rằng khi đầu tư độ phủ lớn thì chi phí cho người dùng cũng giảm hàng nghìn lần và tin chắc sẽ kinh doanh thành công”, ông Hùng nói.

Từ thế khó đến chiến lược lấy nông thôn vây thành thị

Trước khi Viettel bước vào thị trường di động, các công ty khác đã chiếm lĩnh 95% thị phần các đô thị, thành phố lớn. Cũng vì thế, lính mới Viettel đã chọn chiến lược giành thị phần là “lấy nông thôn bao vây thành thị”: nơi nào xa nhất, khó nhất, dù hải đảo hay đất liền, dù cao nguyên hay miền ngược, chỉ cần là chưa có sóng di động thì sẽ có Viettel.

Nhưng mọi thứ không dễ dàng như Viettel nghĩ. Ban đầu, Viettel thuê thiết kế trạm với kinh phí 1 triệu USD cho 150 trạm BTS, có nghĩa là gần 7.000 USD cho mỗi trạm. Tốc độ thiết kế là 2 tuần/trạm. Như vậy, Viettel sẽ mất hàng chục năm và hàng trăm triệu đô mới thiết lập được mạng lưới di động đáp ứng quy mô toàn quốc.

Trong một chuyến công tác Indonesia, lãnh đạo Viettel gặp Giám đốc kỹ thuật của Công ty viễn thông Extrenco, 62 tuổi, người Mỹ. Sau khi nghe chia sẻ băn khoăn của Viettel về thiết kế trạm BTS, chuyên gia này gợi ý Viettel chia ô mỗi trạm cách nhau khoảng 500 - 800m theo hình mắt lưới, ở các khu vực nhiều người dùng thì lắp thêm trạm, cách nhau từ 200 - 400m, vì bản chất của mỗi trạm là phát sóng đáp ứng một dung lượng sử dụng nhất định.

Từ tư vấn ban đầu này, việc đặt vị trí hàng nghìn trạm BTS được hoàn thành chỉ trong 1 ngày. Nhờ đó, Viettel đã có thể thi công hàng nghìn trạm BTS thần tốc. “Lính mới” trong ngành viễn thông đã nhanh chóng xây dựng được mạng lưới phủ khắp vùng miền trong thời gian ngắn, đem sóng di động đến mọi người và cũng nhờ đó mà giá thành dịch vụ giảm hàng trăm lần

“Quá trình liên tục dấn thân đã tạo cho Viettel một niềm tin rất lớn rằng tự mình có thể làm chủ được trong ngành viễn thông. Tự làm chủ giúp chúng ta tự tin, kích thích lòng tự tôn dân tộc, từ đó nảy ra vô số sáng kiến, cải tiến”, ông Hoàng Anh Xuân nói.

Phổ cập viễn thông ở Việt Nam

Chỉ sau chưa đầy một năm khai trương mạng di động với đầu số 098, Viettel đã đạt mốc 1 triệu thuê bao, dấu mốc mà các nhà mạng đi trước phải mất hơn 10 năm mới đạt được. 3 năm sau, Viettel trở thành công ty chiếm thị phần viễn thông lớn nhất. Dịch vụ di động không còn là “dịch vụ cho người giàumà trở thành bình dân, mọi người Việt Nam đều có thể sử dụng được.

“Toàn dân đều hưởng lợi”, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, giữ chức vụ Trưởng ban Kinh tế Trung ương tại thời điểm Viettel ra mắt dịch vụ viễn thông, kể lại. “Sau khi tham gia kinh doanh viễn thông, Viettel là công ty phát triển nhanh nhất, thành công lớn nhất, không những giảm giá thành của dịch vụ viễn thông, mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nước nhà”.

Tiếp nối thành công ở thế hệ di động đầu tiên của Việt Nam, Viettel cũng là doanh nghiệp tiên phong về chất lượng và vùng phủ ở các thế hệ 3G, 4G, là doanh nghiệp giành được “băng tần vàng” đem lại vùng phủ tốt nhất cho 5G trong giai đoạn triển khai sắp tới. Theo đánh giá của Umlaut năm 2023, Viettel tiếp tục là nhà mạng có chất lượng dịch vụ tốt nhất Việt Nam và nằm trong top 40 nhà mạng có chất lượng tốt nhất thế giới. Đến nay, Viettel đã phủ sóng đến 97% dân số Việt Nam, 99% quận huyện, 6.300 xã trên toàn quốc, trong đó có nhiều xã ở vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.

 

Tin liên quan

Tin Báo chí Phát triển bền vững: Bài toán khó mà Viettel không ngừng nỗ lực
Chọn làm những việc khó, thách thức từ lâu đã là tôn chỉ của Viettel. Với số đông doanh nghiệp, câu chuyện cân bằng giữa hiệu quả kinh doanh và phát triển bền vững vì môi trường, con người thường tỷ lệ nghịch với nhau. Nhưng Viettel quyết tâm giải bằng được bài toán khó ấy bằng những cách làm sáng tạo.
Tin Báo chí | Thứ sáu, 28/06/2024
Xem thêm
Tin Báo chí Khát vọng tự chủ hạ tầng quốc gia của Viettel
Viettel đã xây dựng hạ tầng viễn thông, hạ tầng số ở quy mô rộng nhất và lớn nhất Việt Nam. Mục tiêu tiếp theo của tập đoàn này là xây dựng hạ tầng logistics quốc gia - huyết mạch của dòng chảy vật chất.
Tin Báo chí | Thứ năm, 27/06/2024
Xem thêm
Tin Báo chí 35 năm Viettel và những kỳ tích của Việt Nam trên thị trường viễn thông, công nghệ thế giới
Từ một quốc gia đi sau về viễn thông cách đây 20 năm, tỷ lệ sử dụng di động thuộc hàng thấp nhất trên thế giới, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu viễn thông và là một trong số ít làm chủ toàn trình công nghệ 5G.
Tin Báo chí | Thứ tư, 26/06/2024
Xem thêm
Tin Báo chí Đằng sau những kỳ tích “đánh đâu thắng đó” của Viettel
“Viettel chưa bao giờ nghỉ ngơi trên vinh quang, người Viettel chưa bao giờ ngủ quên trong chiếc bóng của số 1. Mỗi thế hệ, mỗi giai đoạn Viettel lại tự tạo ra những ngọn núi cho mình, và tiếp tục hành trình đi chinh phục các đỉnh núi mới, các số 1 mới” - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) Tào Đức Thắng nhấn mạnh.
Tin Báo chí | Thứ tư, 26/06/2024
Xem thêm
Tin Báo chí Tự lực hay là chết: Cách Viettel trở thành doanh nghiệp tỷ đô
Vươn mình từ một doanh nghiệp xây lắp, trở thành Tập đoàn Công nghiệp Công nghệ toàn cầu chỉ sau 35 năm, Viettel đã trải qua những giai đoạn “sinh tử”, luôn đón nhận các thử thách mới và đạt được nhiều thành công. Nhưng tương lai không nằm trên đường kéo dài của quá khứ, liệu Viettel sẽ viết tiếp câu chuyện của “người khồng lồ” ngành công nghệ như thế nào?
Tin Báo chí | Thứ ba, 25/06/2024
Xem thêm
Tin Báo chí Hành trình khát vọng Viettel: 35 năm chinh phục những đỉnh núi cao hơn
Nhìn lại 35 năm, Viettel trải qua một hành trình được đánh dấu mốc bởi những việc khó tưởng chừng không thể vượt qua. Thay đổi khi đang ở đỉnh cao luôn là quyết định khó, nhưng ở Viettel, chủ động đón đầu thách thức và khát vọng làm tốt hơn đã trở thành truyền thống.
Tin Báo chí | Thứ hai, 24/06/2024
Xem thêm
Tin Báo chí Đằng sau slogan “Theo cách của bạn” là bí mật công nghệ Viettel
35 năm Viettel (1/6/1989 – 1/6-2024) là hành trình sáng tạo công nghệ để phục vụ mỗi khách hàng như một cá thể, với những nhu cầu cần được lắng nghe, phục vụ riêng biệt. Một minh chứng cho tầm nhìn này là hệ thống tính cước thời gian thực với tính năng “mỗi người một gói cước” độc nhất so với bất kỳ nhà khai thác viễn thông nào trên thế giới.
Tin Báo chí | Thứ năm, 20/06/2024
Xem thêm
Tin Báo chí Trước khi trở thành tập đoàn toàn cầu, Viettel đã khởi nghiệp thế nào?
35 năm trước, Viettel chỉ là một công ty nhỏ, không có tiếng tăm, vốn liếng ít ỏi. 35 năm sau, câu chuyện hoàn toàn đổi khác. Thứ nuôi dưỡng Viettel lớn mạnh, vươn ra toàn cầu không gì khác chính là khát vọng chinh phục những thách thức khó nhằn nhất.
Tin Báo chí | Thứ năm, 20/06/2024
Xem thêm
Tin Báo chí Đằng sau kỳ tích của Viettel bên ngoài Việt Nam
Viettel có lịch sử 35 năm phát triển, hành trình vươn ra thế giới chiếm gần một nửa trong thời gian đó. Từ những bước đi can đảm đầu tiên, người Viettel đã luôn trung thành với cách làm của người lính: không chùn bước, làm đến tận cùng, bất chấp mọi bất ổn kinh tế, chính trị bủa vây.
Tin Báo chí | Thứ năm, 20/06/2024
Xem thêm
Thư viện
THỜI GIAN TỪ
ĐẾN
CHỦ ĐỀ
Định dạng
Thư viện

Bộ lọc

công ty thành viên