Từ khi chưa có gì trong tay, Viettel đã nuôi khát vọng "mỗi người dân Việt Nam có một chiếc điện thoại di động". Khát vọng đó thúc giục Tập đoàn xây dựng hạ tầng viễn thông phủ khắp đất nước để phổ cập dịch vụ di động, biến di động từ dịch vụ xa xỉ trở thành thiết yếu.

Tiếp tục khát vọng mỗi hộ gia đình có một đường Internet cáp quang băng thông rộng, mỗi người có một chiếc smartphone, Tập đoàn cùng các doanh nghiệp viễn thông khác đưa Internet cáp quang đến 90% hộ gia đình Việt Nam. 

Chiếc smartphone không chỉ là công cụ kết nối thông thường mà còn là phương tiện học tập, làm việc, giải trí và kiếm sống của người dân Việt Nam.

Khát vọng tự chủ hạ tầng phục vụ quốc gia của Viettel - Ảnh 1.

Năm 1999, Tập đoàn hoàn thành đường trục cáp quang 1A áp dụng công nghệ ghép bước sóng trên một sợi quang với cự ly xa đến hơn 2.300 km. Tập đoàn đã thi công, lắp đặt đường trục thông tin quân sự hữu tuyến đầu tiên của Quân đội trong gần 1 năm mà không có sự tham gia, dù chỉ là tư vấn, giúp đỡ từ các đối tác nước ngoài.

Từ thành công của cột mốc 1A, Tập đoàn thêm tự tin để xây dựng hàng loạt tuyến cáp quang quan trọng, tạo nên hạ tầng viễn thông quốc gia mạnh nhất trong khu vực như: Đường 1C chuyển dịch từ SDH sang DWDM; tuyến cáp quang AAG – hướng kết nối đầu tiên ra đường biển, trục cáp quang Đông Dương, đường cáp quang công nghệ GPON, hay các đường cáp quang ở 10 thị trường Viettel đầu tư…

Khát vọng tự chủ hạ tầng phục vụ quốc gia của Viettel - Ảnh 2.

Nhưng trước khi thành tích về cáp quang được thiết lập thì kỳ tích của Tập đoàn là dựng mạng lưới trạm phát sóng di động. 

Với khao khát kinh doanh di động, Tập đoàn ban đầu dự định đi theo con đường liên doanh với đối tác nước ngoài, giống như nhiều dự án viễn thông trước đó. Tuy nhiên, đứng trước những điều khoản dồn ép đến mức động chạm vào lòng tự trọng của người Việt Nam mà đối tác đưa ra, không ai bảo ai, các lãnh đạo ngày đó đồng loạt xô bàn đứng dậy, bỏ cuộc đàm phán để quyết định tự làm.

Với số vốn chỉ đủ xây 150 trạm BTS và 100 nhân sự, Tập đoàn đối diện với bài toán tự xây dựng mạng di động. Tìm ra cách mua thiết bị trả chậm trong vòng 4 năm, Tập đoàn vượt qua "cửa tử" vì cạn vốn để có đủ thiết bị cho 5.000 trạm phát sóng. Và bài toán tiếp theo là phải triển khai thật nhanh để đi vào kinh doanh, lấy tiền trả nợ.

Nếu thuê chuyên gia nước ngoài, trong vòng 1 năm Tập đoàn sẽ tốn hàng triệu USD mà chỉ có thể xây 150 trạm. Với trí tuệ Việt Nam và sự sáng tạo, những người lính vốn chuyên kéo cáp, dựng cột đã tìm ra phương pháp thiết kế mạng lưới trạm theo hình lưới mắt cáo và lên phương án xây dựng quy chuẩn trạm điển hình, tổ chức hàng chục đội triển khai đồng loạt trên tất cả các tỉnh thành trong cả nước.

Trong vòng 2 năm, Tập đoàn đã sở hữu số trạm lớn hơn tất cả các mạng khác cộng lại đã triển khai trong 10 năm trước đó, tạo nên nền tảng hạ tầng viễn thông quốc gia chất lượng, rộng khắp tới tận các trung tâm huyện, xã lân cận của 63 tỉnh, thành phố. 

Hạ tầng này góp phần đưa mật độ điện thoại ở Việt Nam từ 4% lên, tăng lên 90% năm 2007 và hiện tại đã là 130%. Di động vốn là một dịch vụ xa xỉ tại Việt Nam đã trở thành thiết yếu.

Khát vọng tự chủ hạ tầng phục vụ quốc gia của Viettel - Ảnh 3.

Khát vọng tự chủ hạ tầng phục vụ quốc gia của Viettel - Ảnh 4.

Từ công nghệ viễn thông 2G, vào năm 2010, Tập đoàn khai trương mạng 3G với tốc độ cao nhất, dịch vụ đa dạng nhất. Tại thời điểm khai trương, số trạm phát sóng 3G của Tập đoàn gấp 1,5 lần so với cam kết với Bộ TT&TT. Mạng 3G cung cấp dịch vụ thoại và truy nhập dữ liệu tốc độ cao, đồng thời thúc đẩy sự hội tụ của các thiết bị di động với nhiều sản phẩm điện tử tiêu dùng khác.

7 năm sau, vào năm 2017, Tập đoàn khai trương mạng 4G với mong muốn tạo ra hạ tầng kết nối băng rộng có chất lượng tốt nhất, phủ sóng 95% dân số. 100% trạm thu phát 4G của Tập đoàn sử dụng công nghệ 4T4R (4 phát, 4 thu), cho phép mở rộng vùng phủ sóng lên 1,4 lần và tăng tốc độ download lên gần 2 lần. 

Với thông điệp "Khi công nghệ tiến lên phía trước, không ai bị bỏ lại phía sau", Tập đoàn sẵn sàng làm bùng nổ Internet băng rộng di động.

Ngày 10/5/2019, Viettel đã thực hiện thành công cuộc gọi 5G đầu tiên ở Việt Nam. Tốc độ kết nối thực tế từ 1,5 - 1,7 Gbps, vượt xa giới hạn của mạng 4G.

Khát vọng tự chủ hạ tầng phục vụ quốc gia của Viettel - Ảnh 5.

Rất nhanh sau đó, Tập đoàn đã tiên phong cùng các nhà mạng triển khai phát sóng thử nghiệm 5G tại các tỉnh thành. Thậm chí, giữa năm 2023, Viettel đã đi trước một bước khi thí điểm phát triển mạng 5G dùng riêng cho nhà máy của Pegatron - một trong những nhà cung ứng hàng đầu thế giới cho Apple - tại Hải Phòng. 

Dự án này đã đưa nhà máy của Pegatron trở thành nhà máy thông minh đầu tiên ở Việt Nam. Bước mở đầu của ứng dụng 5G đối với Pegatron mở ra bức tranh đầy triển vọng trong xây dựng nhà máy thông minh của các doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam trong tương lai.

Mới đây, Tập đoàn chính thức đấu giá thành công quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với khối băng tần 2500 - 2600 MHz trong vòng 15 năm. 

Khối băng tần này được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) quy hoạch để triển khai các hệ thống thông tin di động theo tiêu chuẩn 5G, 4G và các công nghệ tiếp theo, nhằm tạo ra sự thay đổi đột phá trong các ngành kinh tế từ sản xuất đến giao thông vận tải, y tế, nông nghiệp, giáo dục hay những giải pháp thành phố thông minh.

Khát vọng tự chủ hạ tầng phục vụ quốc gia của Viettel - Ảnh 6.

Khát vọng tự chủ hạ tầng phục vụ quốc gia của Viettel - Ảnh 7.

Hạ tầng viễn thông vững mạnh là nền tảng để Tập đoàn có thể phát triển các dịch vụ công nghệ tiên tiến nhất và xây dựng hạ tầng tiếp theo mang tên hạ tầng số.

Từ hệ thống cáp quang rộng lớn, Tập đoàn đang tiếp tục phát triển xây dựng hệ thống cáp quang quốc tế kết nối đến các Digital Hub lớn trong khu vực châu Á, nhằm thực hiện chiến lược "Phát triển hệ thống cáp quang quốc tế của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035" của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Các tuyến cáp quang quốc tế cung cấp dung lượng siêu lớn, băng thông siêu rộng là tiền đề cho Việt Nam đi đến mục tiêu trở thành trung tâm dữ liệu khu vực (Digital Hub).

Khát vọng tự chủ hạ tầng phục vụ quốc gia của Viettel - Ảnh 8.

Với khát vọng mỗi người dân Việt Nam, mỗi hộ gia đình Việt Nam, mỗi tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có một kho lưu trữ dữ liệu trên nền tảng điện toán đám mây được đặt tại Việt Nam, do kỹ sư Việt Nam nghiên cứu, triển khai, quản lý vận hành và đảm bảo an toàn thông tin, năm 2022, Tập đoàn khai trương hệ sinh thái Viettel Cloud và trở thành nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây lớn và đa dạng nhất cả nước.

Khát vọng này ngày một gần hơn khi tháng 4/2024, Tập đoàn khai trương Trung tâm dữ liệu thứ 14 tại Việt Nam. Với 60.000 máy chủ; 2.400 rack; 21.000m2 mặt sàn; tổng công suất điện 30MW, Trung tâm dữ liệu Viettel Hòa Lạc cũng trở thành trung tâm dữ liệu lớn nhất Việt Nam hiện nay.

Đến nay, Tập đoàn tiếp tục là doanh nghiệp sở hữu hệ thống trung tâm dữ liệu lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam với 14 trung tâm, 230.000 máy chủ, 81.000 m2 mặt sàn, 11.500 rack; 87 MW điện, tương đương một siêu trung tâm dữ liệu (DC) của thế giới, khẳng định cam kết mạnh mẽ của Viettel về xây dựng hạ tầng số Việt Nam hiện đại.

Khát vọng tự chủ hạ tầng phục vụ quốc gia của Viettel - Ảnh 9.

Ông Tào Đức Thắng khẳng định: "Chiến lược chuyển đổi số đến năm 2030, chiến lược phát triển hạ tầng số quốc gia thể hiện khát vọng của Việt Nam trong việc đáp ứng mọi nhu cầu của người dân, tổ chức, đảm bảo chủ quyền về dữ liệu, không mất đi nguồn tài nguyên quan trọng nhất trong thời đại số. 

Và vì thế, Tập đoàn sẽ không ngừng đầu tư cho các Trung tâm dữ liệu. Theo lộ trình, đến năm 2025, Tập đoàn sẽ đầu tư, mở rộng quy mô lên 17.000 rack và đến năm 2030 là 34.000 rack, gấp 3 lần quy mô hiện tại".

Người đứng đầu Tập đoàn nhấn mạnh: "Tập đoàn đã sẵn sàng mọi điều kiện để cùng các doanh nghiệp Việt Nam làm bùng nổ dịch vụ điện toán đám mây, hiện thực hóa khát vọng mỗi người dân, mỗi hộ gia đình, mỗi tổ chức, doanh nghiệp sẽ có nơi tính toán, lưu trữ trên đám mây một cách an toàn, linh hoạt và hiệu quả nhất".

Khát vọng tự chủ hạ tầng phục vụ quốc gia của Viettel - Ảnh 10.

Bên cạnh viễn thông, công nghệ, Logistics – lĩnh vực được coi là mạch máu của nền kinh tế - cũng là một trụ cột trong khát vọng tự chủ hạ tầng của Tập đoàn. 

Ông Tào Đức Thắng cho biết, nếu hạ tầng viễn thông được coi là huyết mạch của dòng chảy thông tin đối với nền kinh tế và hạ tầng số được coi là "hạ tầng của hạ tầng" trong nền kinh tế số thì hạ tầng logistics được ví như huyết mạch của dòng chảy vật chất, có vai trò quan trọng trong việc kết nối, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tập đoàn đã xây dựng hạ tầng viễn thông, hạ tầng số ở quy mô rộng nhất và lớn nhất Việt Nam. Và tiếp theo, đó là mục tiêu xây dựng hạ tầng logistics quốc gia, góp phần đưa Việt Nam trở thành trung tâm logistics của khu vực và thế giới, tham gia thực hiện mục tiêu của Chính phủ là đến năm 2025, ngành logistics sẽ đóng góp 5-6% vào GDP.

Khát vọng tự chủ hạ tầng phục vụ quốc gia của Viettel - Ảnh 11.

Ngay đầu năm 2024, Viettel khai trương Tổ hợp công nghệ chia chọn thông minh đầu tiên của Việt Nam, ứng dụng robot AGV, tích hợp hệ thống giám sát thông minh - công nghệ Digital Twin, camera AI… cho phép kiểm soát trạng thái của toàn bộ hệ thống thiết bị, theo dõi toàn bộ hoạt động khai thác hàng hóa.

Đó là bước mở đầu trong kế hoạch triển khai quy hoạch hạ tầng logistics bao gồm công viên - trung tâm logistics, kho ngoại quan, cảng cạn để kết nối các vùng miền nuôi trồng, khu công nghiệp với các hub giao thông đường bộ, đường sắt, cảng hàng không, cảng biển, và hệ thống cửa khẩu nhằm giúp cho hàng hóa lưu thông nhanh nhất và chi phí thấp nhất.

Khát vọng tự chủ hạ tầng phục vụ quốc gia của Viettel - Ảnh 12.

Cũng giống như nhiều ngành nghề khác trong Tập đoàn, mục tiêu "go global" cũng là chiến lược chính của "trụ cột" Logistics. Trong năm 2024, Tập đoàn mở rộng đầu tư vào Trung Quốc và các nước Đông Nam Á khác như Thái Lan, Campuchia, Myanmar. 

Qua đó, Tập đoàn có thể kết nối thị trường 700 triệu dân ASEAN với 1,4 tỷ dân Trung Quốc và các quốc gia khu Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương.

Tin liên quan

Tin Báo chí Phát triển bền vững: Bài toán khó mà Viettel không ngừng nỗ lực
Chọn làm những việc khó, thách thức từ lâu đã là tôn chỉ của Viettel. Với số đông doanh nghiệp, câu chuyện cân bằng giữa hiệu quả kinh doanh và phát triển bền vững vì môi trường, con người thường tỷ lệ nghịch với nhau. Nhưng Viettel quyết tâm giải bằng được bài toán khó ấy bằng những cách làm sáng tạo.
Tin Báo chí | Thứ sáu, 28/06/2024
Xem thêm
Tin Báo chí 35 năm Viettel và những kỳ tích của Việt Nam trên thị trường viễn thông, công nghệ thế giới
Từ một quốc gia đi sau về viễn thông cách đây 20 năm, tỷ lệ sử dụng di động thuộc hàng thấp nhất trên thế giới, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu viễn thông và là một trong số ít làm chủ toàn trình công nghệ 5G.
Tin Báo chí | Thứ tư, 26/06/2024
Xem thêm
Tin Báo chí Đằng sau những kỳ tích “đánh đâu thắng đó” của Viettel
“Viettel chưa bao giờ nghỉ ngơi trên vinh quang, người Viettel chưa bao giờ ngủ quên trong chiếc bóng của số 1. Mỗi thế hệ, mỗi giai đoạn Viettel lại tự tạo ra những ngọn núi cho mình, và tiếp tục hành trình đi chinh phục các đỉnh núi mới, các số 1 mới” - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) Tào Đức Thắng nhấn mạnh.
Tin Báo chí | Thứ tư, 26/06/2024
Xem thêm
Tin Báo chí Tự lực hay là chết: Cách Viettel trở thành doanh nghiệp tỷ đô
Vươn mình từ một doanh nghiệp xây lắp, trở thành Tập đoàn Công nghiệp Công nghệ toàn cầu chỉ sau 35 năm, Viettel đã trải qua những giai đoạn “sinh tử”, luôn đón nhận các thử thách mới và đạt được nhiều thành công. Nhưng tương lai không nằm trên đường kéo dài của quá khứ, liệu Viettel sẽ viết tiếp câu chuyện của “người khồng lồ” ngành công nghệ như thế nào?
Tin Báo chí | Thứ ba, 25/06/2024
Xem thêm
Tin Báo chí Hành trình khát vọng Viettel: 35 năm chinh phục những đỉnh núi cao hơn
Nhìn lại 35 năm, Viettel trải qua một hành trình được đánh dấu mốc bởi những việc khó tưởng chừng không thể vượt qua. Thay đổi khi đang ở đỉnh cao luôn là quyết định khó, nhưng ở Viettel, chủ động đón đầu thách thức và khát vọng làm tốt hơn đã trở thành truyền thống.
Tin Báo chí | Thứ hai, 24/06/2024
Xem thêm
Tin Báo chí Đằng sau slogan “Theo cách của bạn” là bí mật công nghệ Viettel
35 năm Viettel (1/6/1989 – 1/6-2024) là hành trình sáng tạo công nghệ để phục vụ mỗi khách hàng như một cá thể, với những nhu cầu cần được lắng nghe, phục vụ riêng biệt. Một minh chứng cho tầm nhìn này là hệ thống tính cước thời gian thực với tính năng “mỗi người một gói cước” độc nhất so với bất kỳ nhà khai thác viễn thông nào trên thế giới.
Tin Báo chí | Thứ năm, 20/06/2024
Xem thêm
Tin Báo chí Trước khi trở thành tập đoàn toàn cầu, Viettel đã khởi nghiệp thế nào?
35 năm trước, Viettel chỉ là một công ty nhỏ, không có tiếng tăm, vốn liếng ít ỏi. 35 năm sau, câu chuyện hoàn toàn đổi khác. Thứ nuôi dưỡng Viettel lớn mạnh, vươn ra toàn cầu không gì khác chính là khát vọng chinh phục những thách thức khó nhằn nhất.
Tin Báo chí | Thứ năm, 20/06/2024
Xem thêm
Tin Báo chí Đằng sau kỳ tích của Viettel bên ngoài Việt Nam
Viettel có lịch sử 35 năm phát triển, hành trình vươn ra thế giới chiếm gần một nửa trong thời gian đó. Từ những bước đi can đảm đầu tiên, người Viettel đã luôn trung thành với cách làm của người lính: không chùn bước, làm đến tận cùng, bất chấp mọi bất ổn kinh tế, chính trị bủa vây.
Tin Báo chí | Thứ năm, 20/06/2024
Xem thêm
Tin Báo chí Từ lính mới đến người dẫn đầu về công nghệ viễn thông
Từ dịch vụ dành cho người giàu những năm 2000, sự xuất hiện của một doanh nghiệp của Quân đội đã làm thay đổi cục diện của ngành Viễn thông tại Việt Nam.
Tin Báo chí | Thứ tư, 19/06/2024
Xem thêm
Thư viện
THỜI GIAN TỪ
ĐẾN
CHỦ ĐỀ
Định dạng
Thư viện

Bộ lọc

công ty thành viên